Một cuộc phỏng vấn xin việc thành công là tổng hòa của rất nhiều yếu tố, từ hình thức đến nội dung. Nhiều người trước khi tìm được một công việc phù hợp đã phải trải qua nhiều lần phỏng vấn xin việc, và không ít lần thất bại. Câu hỏi “tại sao mình thất bại trong buổi phỏng vấn đó” dường như chưa được các ứng viên lưu tâm. Vì vậy để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, hãy trang bị cho mình những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc cần thiết nhất.
Chuẩn bị trước khi phỏng vấn xin việc
Để cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả cao, bạn cần chuẩn bị kỹ trước khi đi phỏng vấn. Đây là một bước rất quan trọng nhưng chưa được nhiều ứng viên chuẩn bị kỹ khi đi xin việc. Theo kinh nghiệm của những người từng trải và ngay cả của các nhà tuyển dụng, trước khi bạn đi xin việc bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau:Tìm hiểu thông tin về công ty bạn sẽ tham gia phỏng vấn
Đây là lợi thế cho bạn để biết rõ định hướng và trả lời câu hỏi nhà tuyển dụng tốt hơn. Điều này cũng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng vì bạn thể hiện thành ý khi tham gia phỏng vấn.Chuẩn bị trang phục phù hợp khi đi phỏng vấn
Một trong những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng và cơ bản nhất chính là vấn đề trang phục. Mặc trang phục nghiêm túc chứng tỏ bạn hiểu biết về văn hóa doanh nghiệp và tôn trọng nhà tuyển dụng. Ngoại hình và cách ăn mặc của bạn sẽ là điểm tạo ấn tượng đầu tiên với nhà tuyển dụng. Bạn không cần trau chuốt hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang phục phù hợp, nổi bật được ngoại hình và tính cách của bản thân.Bạn không cần trau chuốt hoặc trang điểm quá đậm, bạn chỉ cần chọn trang phục phù hợp, nổi bật được ngoại hình và tính cách của bản thân.
Ngoài ra, khi đi phỏng vấn bạn cần để ý đặc biệt đến giờ giấc. Một điều tối quan trọng là luôn đến trước giờ phỏng vấn, không được quá trễ hoặc quá sớm. Bạn cần phải chủ động chọn giờ hẹn phù hợp cho cả mình và nhà tuyển dụng. Nếu bạn đến quá sớm có thể tạo tâm lý lo lắng khi ngồi đợi, còn đến quá muộn thì chắc không cần phải bàn, bạn có thể sẽ không có cơ hội được phỏng vấn hoặc bị nhà tuyển dụng đánh giá thấp.
Trước khi vào phỏng vấn, bạn cần phải tắt điện thoại di động để cuộc phỏng vấn không bị gián đoạn. Phải nhớ tắt điện thoại di động khi vào phỏng vấn vì nghe điện thoại khi phỏng vấn không làm tăng giá trị của bạn hoặc làm cho người khác thấy bạn là người bận rộn. Trái lại, bạn sẽ gây ấn tượng không tốt với người phỏng vấn bạn.
Kỹ năng và kinh nghiệm trả lời phỏng vấn xin việc
Khi các bước chuẩn bị cơ bản của bạn đã tốt, bạn cũng rất cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng khi trả lời phỏng vấn của các nhà tuyển dụng. Một số kỹ năng phỏng vấn xin việc dưới đây sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn xin việc làm:Ngôn ngữ cơ thể khi đi phỏng vấn
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định yếu tố thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn không kém ngôn ngữ lời nói. Chỉ một hành động nhỏ mà bạn vô tình thể hiện cũng có thể minh chứng cho một thái độ tiêu cực đối với nhà tuyển dụng. Liên tục nhìn đồng hồ chứng tỏ bạn không dành nhiều thời gian và chưa toàn tâm toàn ý cho cuộc phỏng vấn, thậm chí xem đây là một công việc nhàm chán. Tư thế ngồi không thẳng lưng, vai xệ, ngọ nguậy trên ghế trong khi nói, hai bàn tay thường xuyên làm nhiều hành động thừa thãi, ánh mắt nhìn xuống… chứng tỏ bạn đang rất kém tự tin trong từng lời nói của mình. Cơ thể truyền tải nhiều thông tin cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy chú ý đến những cử chỉ tưởng chừng như vô cùng nhỏ nhặt trong lúc trả lời phỏng vấn. Hãy ngồi thẳng lưng và vai, không ngọ nguậy liên tục trên ghế và không nhìn đồng hồ nhiều lần... để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.Video minh họa một số điểm được và chưa được khi đi phỏng vấn
Thái độ tự tin và thẳng thắn khi phỏng vấn xin việc
Để thể hiện thái độ tự tin và thẳng thắn, hãy luôn luôn nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng trong lúc phỏng vấn. Khi trao đổi với họ, đừng úp mở hoặc ấp úng mà hãy trình bày vấn đề của mình một cách mạch lạc và rõ ràng hết sức có thể. Để làm được điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một tinh thần thật thoải mái. Mặc dù chúng ta luôn xem trọng cuộc phỏng vấn, nhưng cũng nên xem đây như là một công việc mà mình nên hoàn thành nó một cách nhẹ nhàng. Càng tự tin và thoải mái thì mọi việc sẽ càng dễ dàng hơn.Đừng nói “Tôi không biết” hoặc “Tôi không làm được” khi trả lời phỏng vấn
Khi gặp một câu hỏi về một vấn đề nào đó mà bạn chưa từng nghe qua, đừng vội trả lời rằng “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được” vì nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người kém năng lực. Thay vào đó, hãy nói khéo léo hơn: “Tôi chưa tìm hiểu” hoặc “Tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này” để chứng tỏ bạn là người cầu tiến và ham học hỏi. Đây là một trong những kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc quan trọng mà nhiều người chưa biết.Tận dụng sức mạnh của nụ cười khi trả lời phỏng vấn
Nụ cười là một trong những cách tốt nhất để chúng ta thể hiện thái độ chân thành và thân thiện. Vì vậy trong cuộc phỏng vấn, hãy tận dụng nụ cười đúng lúc. Chẳng hạn như khi bạn kể về một tình huống hài hước đã xảy ra trong một chuyến công tác nào đó, tình huống ấy khiến bạn có thêm kinh nghiệm làm việc như thế nào… Không chỉ thể hiện thái độ thân thiện và chân thành, nụ cười còn mang đến một bầu không khí vui vẻ và thoải mái cho cuộc nói chuyện giữa bạn và nhà tuyển dụng.Khi đi phỏng vấn không nói những điều tiêu cực về công ty cũ
Một trong những câu hỏi thường gặp của nhà tuyển dụng là “Tại sao bạn nghỉ việc ở chỗ làm cũ?”. Trong trường hợp đó, đừng bao giờ trả lời bằng cách “nói xấu” sếp cũ hoặc đồng nghiệp cũ. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ kết luận rằng, hôm nay bạn có thể nói những điều tiêu cực về cơ quan cũ thì ngày mai nếu rời khỏi công ty của họ, bạn cũng sẽ có thể làm điều tương tự. Do đó, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn hãy nói về sự không phù hợp của bạn với chỗ làm cũ và về sự mong mỏi được dấn thân vào một thử thách mới, một trải nghiệm mới.Biết cách đặt câu hỏi để tránh thụ động khi trả lời phỏng vấn
Suốt buổi phỏng vấn xin việc, bạn đừng trở nên thụ động vì chỉ toàn trả lời những câu hỏi được nhà tuyển dụng đặt ra. Một kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc rất quan trọng mà không phải người xin việc cũng biết đó là biết cách đặt câu hỏi ngược lại. Việc thỉnh thoảng đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khiến buổi phỏng vấn trở nên nhẹ nhàng hơn, giống như một buổi nói chuyện thân mật chứ không phải là một bài kiểm tra căng thẳng và áp lực. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng sẽ hài lòng khi biết mức độ quan tâm của bạn đối với công việc trong tương lai là rất cao.Tuy nhiên, việc đặt câu hỏi cũng không phải dễ dàng. Những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, phương thức kinh doanh… của công ty sẽ chỉ khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy rằng bạn hoàn toàn chưa tìm hiểu gì về họ. Hãy đặt những câu hỏi thông minh để chứng tỏ năng lực của bạn, đồng thời thể hiện sự hiểu biết rõ về công ty. Chẳng hạn như: “loại hình công nghệ nào tôi có thể sử dụng để đáp ứng tốt nhất cho công việc này?”, hay “tôi đã từng sử dụng qua một phần mềm rất phù hợp với công việc ở đây, không biết công ty mình đã thử qua phương thức đó chưa?"... Hoặc bạn có thể tham khảo ngay chính ở video minh họa phía trên, người đi xin việc đã đặt câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng rất thông minh, vì thế bạn ấy có cơ hội được trúng tuyển rất cao.
Cho đến cuối cùng, điều quan trọng nhất trong số rất nhiều kỹ năng phỏng vấn xin việc đó là bạn phải là chính mình. Dù bạn có nắm rõ các cách thức “lấy lòng” nhà tuyển dụng đến đâu thì điều mà họ quan tâm và chú trọng nhất vốn không phải là hình thức thể hiện bên ngoài mà chính là năng lực và đạo đức của bạn. Chính vì thế để có được công việc như mong muốn, bạn hãy luôn luôn và luôn luôn là chính mình trong mắt nhà tuyển dụng.
Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc làm
Câu hỏi 1: Anh/chị vui lòng giới thiệu đôi nét về mình
Với nhà tuyển dụng, đây chính là cơ sở để kiểm tra những kỹ năng của bạn, như kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp, khả năng thuyết phục… Còn đối với các ứng viên, đây là cơ hội để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng và chứng minh cho họ thấy năng lực, những thành tích mà bạn đã đạt được. Vì thế, đừng lãng phí thời gian cho các sở thích cá nhân, những thói quen hàng ngày khi chúng không có bất kỳ mối liên hệ nào tới công việc ứng tuyển.Bạn tốt nhất nên đi thẳng vào vấn đề, trả lời mạch lạc, ngắn gọn và làm nổi bật bản thân với những thông tin về kinh nghiệm làm việc, mục tiêu của bản thân, những thành tích đạt được liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Hãy để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có khát khao, nhiệt huyết và sẵn sàng đóng góp cho sự phát triển chung của công ty họ.
Câu hỏi 2: Anh/chị đã có kinh nghiệm hoặc dự án gì chưa?
Đây là câu hỏi rất hay gặp khi đi phỏng vấn xin việc. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và chưa đi làm thêm ở đâu khi còn đi học thì bạn cứ thẳng thắn trả lời với nhà tuyển dụng rằng mình mới ra trường. Bạn đừng vòng vo là vì em vừa mới tốt nghiệp hay vì em như này như kia nên chưa có kinh nghiệm gì. Còn trong trường hợp bạn đã có kinh nghiệm làm ở đâu đó rồi, bạn hãy liệt kê những công việc gần đây nhất cho đến công việc cũ nhất. Nếu những công việc nào bạn đã làm mà cảm thấy không có lợi cho vị trí bạn ứng tuyển, hoặc những công việc bạn làm ở một công ty nào đó trong thời gian quá ngắn thì tốt nhất bạn không nên liệt kê ra.Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Với những ứng viên đã có kinh nghiệm ở các công ty khác thì thường sẽ gặp câu hỏi này trong buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Khi gặp câu hỏi như thế này bạn hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.Câu hỏi 4: Anh/chị nghĩ tại sao công ty nên tuyển anh/chị vào vị trí này?
Nếu không có kinh nghiệm và kỹ năng phỏng vấn tốt nhất là với các bạn lần đầu tiên đi xin việc sẽ cảm thấy khá căng thẳng với câu hỏi này; mà không biết rằng đây chính là một cơ hội mà nhà tuyển dụng trao cho bạn. Vì thế bạn nên xoáy vào những điểm mạnh của bản thân, những điểm riêng biệt tích cực mà chỉ bạn mới có để khai thác và chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn mới chính là người thích hợp nhất cho vị trí mà họ đang tuyển.Ví dụ như: bạn đang ứng tuyển cho vị trí Designer, nếu bạn đã từng đi làm thì bạn hoàn toàn có thể đưa ra những dự án mà mình đã làm phù hợp với yêu cầu vị trí mà nhà tuyển dụng cần; hoặc nếu bạn mới tốt nghiệp ra trường thì bạn cũng không khó để đưa ra những bài tiểu luận, đề tài đã thực hiện,… xác với những gì nhà tuyển dụng đang cần.
Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.Câu hỏi 6: Điểm yếu của bạn là gì?
Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.Câu hỏi 7: Anh/chị biết gì về công ty của chúng tôi và tại sao anh/chị muốn làm việc tại đây?
Việc hiểu rõ về công ty mà bạn đang ứng tuyển sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn, bạn có thể tìm hiểu trên website công ty, qua bạn bè,…. Các nhà tuyển dụng đều cho thấy rằng họ đặc biệt “tối kỵ” những ứng viên chẳng biết gì về công ty mà vẫn cứ vô tư đến phỏng vấn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa giúp bạn có thêm điểm (chỉ giúp bạn tránh bị mất điểm) trong mắt nhà tuyển dụng khi các thông tin này xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng.Bạn nên tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh chính của công ty, những điểm còn hạn chế, những thách thức, khó khăn mà công ty đang gặp phải và đề ra những giải pháp cho các vấn đề đó. Các công ty sẽ đánh giá rất cao về mức độ quan tâm cũng như thiện chí mà bạn dành cho họ.
Câu hỏi 8: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.Câu hỏi 9: Mức lương mong muốn của Anh/Chị?
Theo kinh nghiệm của mình, nếu bạn chưa được hỏi câu hỏi này thì có nghĩa là bạn chưa được nhà tuyển dụng tuyển chọn. Đây cũng là câu hỏi mà hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng hỏi khi phỏng vấn bạn và cũng là vấn đề khá nhạy cảm khi trao đổi. Ứng viên luôn lo lắng và phân vân không biết trả lời như thế nào cho phù hợp với cả hai bên. Để tránh rơi vào trường hợp băn khoăn không tìm ra câu trả lời, bạn nên có một sự chuẩn bị trước như sau:- Tìm hiểu mức lương của vị trí bạn sẽ ứng tuyển ở một số công ty, bạn có thể tham khảo các vị trí đăng tuyển tại một số website tuyển dụng hoặc tham khảo anh/chị hoặc bạn bè của mình.
- Tìm hiểu kỹ những yêu cầu công việc mà vị trí này cần phải có.
- Bạn tự đánh giá bản thân xem có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.
- Khi đến phỏng vấn, bạn phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn mong muốn được làm việc tại vị trí này như thế nào.
- Bạn nên quan tâm nhiều hơn đến những phúc lợi và cơ hội học hỏi từ vị trí ứng tuyển này hơn là quan tâm về mức lương.
- Ngoài ra, bạn cứ thẳng thắn nói lên mức lương mong muốn của bạn. Nếu bạn là một ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng và có khát khao cống hiến cho công ty, chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc và thỏa thuận với bạn để có thể đưa ra một mức lương phù hợp hơn.
Câu hỏi 10: Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của anh (chị) là gì?
Câu trả lời tồi: "Khó đấy. Mục tiêu hiện tại của tôi là vượt qua vòng phỏng vấn. Còn mục tiêu lâu dài là tôi hi vọng trong hai năm tới có thể bỏ công việc của mình và trở thành một người trượt tuyết."Mẹo: Đôi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn điều này vì muốn biết bạn tìm kiếm công việc lâu dài ở công ty họ hay là chỉ làm trong một thời gian ngắn cho đến khi bạn có được công việc nào đó tốt hơn. Một số người khác lại muốn thử khả năng đặt kế hoạch cho tương lai của bạn. Nhưng hầu hết các nhà tuyển dụng đều không muốn nghe bạn nói rằng trong 5 năm tới bạn sẽ rời bỏ công việc hiện tại và thành lập công ty riêng. Mục tiêu ngắn hạn của bạn nên liên quan tới vị trí định xin tuyển, còn mục tiêu dài hạn là cái mà bạn muốn chinh phục sự nghiệp của mình.
Câu trả lời tốt hơn: "Mục tiêu ngắn hạn, tôi muốn tìm một vị trí nơi tôi có thể xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, và biến họ thành những khách hàng trung thành. Mục tiêu dài hạn là tôi cần phải học một khoá đào tạo về chuyên môn trong vài năm tới và sau đó, khi đã có đủ kinh nghiệm và trình độ tôi sẽ xin vào một vị trí cao hơn ở đây. " Hoặc một ý tưởng tốt hơn đó là bạn hãy hỏi ngược trở lại nhà tuyển dụng về lộ trình của công ty trong thời gian ngắn hạn và dài hạn, để từ đó bạn đưa ra những câu trả lời thuyết phục nhất. Các bạn cũng có thể tham khảo video minh họa ở trên để có thể tiếp thu thêm kỹ năng khi phỏng vấn xin việc.
Bây giờ, bạn có thể biết được câu trả lời nào tốt nhất cho cuộc phỏng vấn của bạn rồi đấy. Đừng ngạc nhiên nếu câu hỏi tiếp theo của người phỏng vấn là "Khi nào bạn có thể bắt đầu?" nhé!
Sign up here with your email
ConversionConversion EmoticonEmoticon